Một số hình thức lừa đảo trên MoMo mà người dùng cần cảnh giác

17/03/2022 Bảo Tiên

Xem nhanh

    Cảnh báo lừa đảo trên MoMo là thông tin đã được chia sẻ lại trên trang ICTnews. Một số kẻ gian lấy danh nghĩa là nhân viên chăm sóc khách hàng, đề nghị người dùng nhắn tín theo cú pháp có sẵn, rồi thực hiện kế hoạch chiếm đoạt tiền bằng nhiều cách. Bài viết dưới đây cũng cập nhật nội dung trong phần cảnh báo một cách cụ thể để bạn tránh khỏi nhiều rủi ro khi trải nghiệm công nghệ.

    Những chiêu trò lừa đảo trên MoMo mà người dùng cần tránh

    Theo cảnh báo lừa đảo trên MoMo, trong thời gian gần đây, một số tội phạm công nghệ cao tạo ra thủ đoạn mạo danh nhân viên chăm sóc khách hàng từ các nhà mạng, ngân hàng, ví điện tử để hỗ trợ xử lý sự cố. Sau đó, kẻ gian yêu cầu khách hàng sọan tin theo cú pháp **21*# hoặc DS gửi 901. Mục đích của những thủ đoạn này là chiếm đoạt tiền của khách hàng.

    Các đối tượng lừa đảo trên MoMo thuờng yêu cầu người dùng sọan tin theo cú pháp

    Cụ thể, cú pháp **21*# thực chất là cú pháp chuyển hướng cuộc gọi (Call Forward) - dịch vụ của các nhà mạng như Mobifone, Vinaphone, Vietnamobile cho phép thuê bao di động chuyển hướng cuộc gọi đến một số điện thoại nội mạng hoặc ngoại mạng.

    Sau khi người dùng hoàn tất việc gửi tin nhắn theo cú pháp trên, tất cả cuộc gọi đến thuê bao của người dùng lập tức được chuyển tiếp đến số điện thoại mà đối tượng lừa đảo cung cấp - trong đó bao gồm cuộc gọi cung cấp mã xác thực (OTP) từ ngân hàng, ví điện tử.

    Đối tượng lừa đảo có thể lợi dụng mã OTP có từ thuê bao di đôjng

    Ở trường hợp thứ hai, cú pháp DS gửi 901 là cú pháp đổi SIM điện thoại qua phôi SIM trắng theo cách thức nhắn tin truyền thống (SMS).

    Với chiêu trò lừa đảo là sẽ hỗ trợ người dùng nâng cấp SIM điện thoại thành SIM 4G, 5G, các đối tượng này yêu cầu người dùng nhắn tin theo cú pháp trên. Khi thao tác thành công, người dùng sẽ không còn quyền kiểm soát SIM vì SIM của đối tượng lừa đảo trở thành SIM “chính chủ".

    Với cả hai thủ đoạn tinh vi trên, các đối tượng lừa đảo dễ dàng chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, ví điện tử của người dùng bằng cách đăng nhập và chọn tính năng quên “Quên mật khẩu”.

    Sau khi dễ dàng thu thập các thông tin cá nhân kết hợp với cuộc gọi chuyển tiếp thông báo mã xác thực (OTP) hoặc chiếm được quyền kiểm soát SIM để nhận mã OTP, đối tượng lừa đảo sẽ nhanh chóng kích hoạt mật khẩu mới để chiếm đoạt tiền của người dùng. Bên cạnh mất tài sản, người dùng còn có nguy cơ phải gánh khoản nợ thay bởi các đối tượng này cũng có thể lấy các thông tin đã khai thác từ bạn để vay tiền từ các app, tổ chức tín dụng.

    Người dùng không nên chia sẻ mật khẩu hoặc mã xác thực với bất kỳ ai

    Nếu muốn bảo vệ tài sản của chính mình, ứng dụng MoMo khuyến cáo người dùng không cung cấp mật khẩu cá nhân và mã xác thực (OTP) từ ví điện tử đến bất kỳ ai bên ngoài ứng dụng MoMo. Nhân viên trực thuộc MoMo không bao giờ yêu cầu cung cấp các thông tin này.

    Ngoài ra, bạn không nên bấm vào đường link lạ để nhập mật khẩu và mã xác thực (OTP). Đồng thời, hãy tiến hành tra cứu, tìm hiểu thông tin để nắm chắc mục đích, ý nghĩa của các cú pháp tin nhắn trước khi thực hiện.

    Đừng quên chia sẻ cảnh báo lừa đảo trên MoMo rộng rãi hơn đến bạn bè và người thân để tránh xảy ra thất thoát về tài chính. Trong trường hợp bạn không thể tiếp nhận các thông tin hữu ích từ mạng xã hội do thiết bị di động đang gặp sự cố ở bộ phận màn hình, cảm ứng, hoặc pin… hãy ghé trực tiếp Bệnh Viện Điện Thoại Laptop 24h, kỹ thuật viên nơi đây sẽ tiến hành kiểm tra và đưa ra giải pháp sửa chữa hợp lý. Bênh cạnh đó, bạn cũng có thể trao đổi vấn đề của mình với tư vấn viên qua tổng đài chính thức là 1900.0213.

    Bài liên quan

    Có nên thay pin dung lượng cao cho iPhone không?

    Saturday, 23/03/2024

    Có nên thay pin dung lượng cao cho iPhone không? Hãy cùng Bệnh Viện Điện Thoại Laptop 24h tìm hiểu chi tiết về ưu,...

    Hỗ trợ hỏi đáp 24/7 ( 0 bình luận )

    Đánh giá:

    Xem thêm