Cảnh báo người dùng Android: 24 ứng dụng với những bí mật nguy hiểm
Xem nhanh
Cửa hàng Play của Google dành cho các thiết bị Android là cả một kho ứng dụng khổng lồ. Song bên cạnh đó cũng chứa các ứng dụng có phần mềm độc hại và sẽ mất rất nhiều thời gian công sức để loại bỏ chúng. Được biết, có một công ty Trung Quốc - Thâm Quyến HAWK đang bí mật đứng sau 24 ứng dụng được tìm kiếm phổ biến với các quyền nguy hiểm.
Trước khi bị xoá bỏ khỏi Google Play Store, 24 ứng dụng có phần mềm độc hại bị báo cáo lên Google đã có khoảng 382 triệu lượt tải xuống, gây nguy hiểm đến an ninh và quyền riêng tư của người dùng thiết bị. Lấy một ví dụ như Hi Security, ứng dụng này đã tiếp cận khá nhiều người dùng Android và chúng có nhiều yêu cầu khá nhiều quyền lạ. Khi bị báo cáo, sau một loạt các cuộc điều tra cho thấy ứng dụng này có liên kết với Thâm Quyến HAWK.
Thâm Quyến HAWK là một công ty con của tập đoàn điện tử TCL Corporation (TCL集團) , công ty này có một phần thuộc sở hữu của nhà nước. Đây không phải là lần đầu tiên TCL bị cáo buộc liên quan đến các ứng dụng độc hại. Năm 2017 chính phủ Ấn Độ phát hiện Virus Cleaner (nằm trong ứng dụng Hi Security khác) có ẩn chứa phần mềm gián điệp hoặc phần mềm độc hại khác. Gần hơn là vào năm ngoái một ứng dụng dự báo thời tiết có phần mềm độc hại cũng liên quan đến TCL.
Google xác nhận 24 ứng dụng chứa các phần mềm độc hại này đã hoàn toàn không còn tồn tại trên Google Play Store. Tuy nhiên người dùng vẫn nên gỡ cài đặt chúng ngay lập tức nếu lỡ tải chúng về.
Tham khảo 238 ứng dụng có chứa mã độc làm tê liệt Android smartphone
Những ứng dụng này đã làm gì trên thiết bị Android của người dùng
Chamsocdidong.com sẽ nói cho bạn điều mà 24 ứng dụng độc hại này đã làm. 6/24 ứng dụng yêu cầu truy cập vào camera của người dùng, hai ứng dụng đã cố xâm nhập vào điện thoại. Điều này có nghĩa là chúng có thể tiếp danh bạ để gọi điện và gửi tin nhắn. Trong danh sách có 15 ứng dụng cần quyền truy cập GPS (vị trí người dùng) và có khả năng đọc dữ liệu trên bộ nhớ ngoài. 14 trong số các ứng dụng có thể trả về chi tiết các thông tin điện thoại sử dụng và mạng người dùng. Thực tế một trong số các ứng dụng này có thể ghi âm và một cái khác có thể truy cập vào danh sách liên hệ của người dùng.
Với các quyền này, các ứng dụng hoàn toàn có quyền truy cập vào toàn bộ thiết bị của người dùng. Các ứng dụng có thể đưa các thông tin của người dùng về máy chủ của nhà phát triển. Nếu người dùng Android nhận được những tin nhắn quảng cáo nhất định, có nội dung về những thứ bạn thường xuyên nhắc đến hay mua sắm thì nên kiểm tra lại thiết bị của mình.
Nếu ứng dụng truy cập được thông tin và địa điểm của người dùng, nhà phát triển có thể dùng nó để bán cho các nhà quảng cáo. Đây có thể được xem là rủi ro thấp nhất người dùng gặp phải khi vô tình cài đặt phải các ứng dụng này. Bởi một khi thiết bị của bạn bị xâm nhập, nhà phát triển có thể cài đặt các ứng dụng khác trên thiết bị. Từ đó họ có thể sẽ lấy được thông tin cá nhân và nội dung riêng tư của người dùng.
Người dùng chính là hàng phòng thủ cuối cùng của thiết bị kể cả Android hay iOS trước các phần mềm độc hại. Các ứng dụng tưởng như vô hại có thể đang bán thông tin người dùng, vì vậy hãy chắc chắn các ứng dụng bạn cài đặt đến từ nhà phát triển uy tín. Các ứng dụng độc hại có thể trộm thông tin cá nhân của bạn và bạn có thể tránh được nếu cẩn thận.
Bài liên quan
Friday, 18/04/2025
iPhone 15 Pro bị tụt pin nhanh? Cùng Bệnh viện Điện Thoại Laptop 24h tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả...
Thursday, 17/04/2025
Làm sao biết iPhone đã từng thay màn hình? Hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra màn hình iPhone chính hãng hay không, dành...
Tuesday, 15/04/2025
Tạo video góc làm việc mini chuyển động với hiệu ứng mượt mà đang trở thành trào lưu cực hot mới của giới trẻ. Cùng...
Tuesday, 15/04/2025
Khám phá cách bật sạc không dây cho iPhone để tiết kiệm pin, kéo dài tuổi thọ và bảo vệ cổng sạc. Tìm hiểu giải pháp...
Hỗ trợ hỏi đáp 24/7 ( 0 bình luận )
Xem thêm
Thu gọn