Cách phân vùng ổ cứng trên Windows 11 an toàn và nhanh chóng

13/08/2024 admin

Xem nhanh

    Thông thường, ổ cứng trên máy tính có thể phân chia hợp lý thành các phân vùng riêng biệt. Mọi người thường phân vùng ổ cứng để tổ chức hoặc quản lý dữ liệu thành nhiều ổ đĩa khác nhau để thuận tiện cho việc lưu trữ dữ liệu cũng như cài đặt các hệ điều hành, chẳng hạn như Windows 11 và Windows 10 hoặc Windows với Ubuntu.

    Hướng dẫn phân vùng ổ cứng trên Windows 11 đơn giản

    Hiện nay, trên Windows cung cấp công cụ được tích hợp sẵn có thể hỗ trợ để Tạo, Thu nhỏ, Mở rộng. Định dạng hoặc thậm chí Xóa dữ liệu ổ cứng trên Windows 11. Nhưng hãy cẩn thận, bạn thể mất dữ liệu mãi mãi.

    Trước khi thực hiện, hãy đảm bảo rằng bạn đã sao lưu dữ liệu cần thiết vào ổ lưu trữ bên ngoài, chẳng hạn như SSD, HDD, USB,...hoặc có thể tải lên các dịch vụ lưu trữ đám mây tốt nhất hiện nay như pCloud, Sync, Google Drive,...

    Tìm hiểu thêm: Vì sao không cài được tiếng Việt cho Win 11 và những điều cần lưu ý

    Có 2 cách phân vùng ổ cứng trên Windows 11 

    Cách 1: Thông qua hộp thoại Run

    Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run. Tiến hành nhập ‘diskmgmt.msc’.

    Sau đó nhấn OK hoặc Enter để mở Disk Management.

    Cách 2: Chuột phải vào nút Start

    Bạn có thể nhấn chuột phải vào nút Start ở Windows 10 hoặc Windows 11 và chọn Disk Management. Cách này nhanh và đơn giản hơn rất nhiều.

    Làm thế nào để phân vùng ổ cứng trong Windows 11?

    Các bước tạo phân vùng ổ cứng

    Bạn có thể tạo một phân vùng mới khi nó xuất hiện dưới dạng ‘Unallocated’. Bạn sẽ thấy phần vùng “Unallocated” khi lắp ổ cứng mới vào máy tính, xoá phân vùng hoặc chia phân vùng ra nhiều phần. Hãy tham khảo các hướng dẫn ở bên dưới.

    Để tạo phân vùng mới từ “Unallocated”, chỉ cần nhấp chuột phải vào nó và chọn New Simple Volume.

    Tiếp đến, chọn Next trong phần New Simple Volume Wizard. Rồi bấm vào biểu tượng dung lượng phù hợp cho phân vùng này hoặc để “mặc định” để lấy toàn bộ dung lượng của “Unallocated”. Tiếp đến, gán ký tự cho phân vùng chẳng hạn như C, D, E, F,… Rồi chọn Next để tiếp tục.

    Tại phần Format this volume with the following settings, hãy chọn NTFS or ReFS và đặt tên cho phân vùng ở phần Volume Label. Nhấn Next.

    Cuối cùng, nhấn Finish để hệ thống tiến hành thực hiện thiết lập của bạn.

    Các bước chia thêm phân vùng mới từ ổ cứng

    Chia thêm phần vùng từ ổ cứng (Shrink a Hard Drive Partition) thường được sử dụng trong tình huống:

    Bạn cần thêm một phân vùng mới để chứa dữ liệu (video, hình ảnh hoặc phần mềm,…) hoặc để cài thêm một hệ điều hành song song, có thể là Windows hoặc Windows và Ubuntu,…

    Để thực hiện việc chia phân vùng, bạn hãy thực hiện như sau:

    Tạo giao diện Disk Management, hãy chọn ổ cứng mà bạn muốn thực hiện chia phân vùng. Click chuột phải và chọn Shrink Volume…

    Nhập dung lượng mà bạn muốn, đơn vị được tính bằng MB. Hãy tham khảo thông số dung lượng dưới đây:

    Công thức: 1GB = 1024MB

    Các dung lượng phổ biến:

    30GB = 30720 MB

    50GB = 51200 MB

    70GB = 71680 MB

    100GB = 102400 MB

    Sau khi đã nhập dung lượng chia mong muốn, hãy nhấn Shrink. Bây giờ, phân vùng mới được tạo đã xuất hiện ở dạng Unallocated, hãy thực hiện các bước đã hướng dẫn ở phần đầu tiên.

    Các bước để mở rộng phân vùng ổ cứng

    Các bước này sẽ giúp bạn mở rộng lại các phân vùng đã chia ra trước đó thành một ổ duy nhất. Tình huống thường gặp nhất là khi lắp thêm ổ cứng SSD hoặc HDD vào, có thêm một đĩa mới và vì vậy mà muốn gộp các ổ đĩa đã chia trước đây thành một ổ duy nhất để tăng dung lượng cho ổ cứng đĩa. Để mở rộng phần vùng, hãy thực hiện các bước dưới đây.

    Lưu ý:

    • Phân vùng cần được mở rộng (ổ chính) phải được định dạng ở dạng NTFS hoặc ReFS.

    • Chỉ mở rộng được 2 phần vùng liền kề nhau.

    • Ổ chính ở bên trái và ổ phụ (mở rộng) bên phải.

    • Ổ phụ phải được xoá hết các dữ liệu và ở dạng Unallocated.

    Trước tiên, chúng ta cần xoá phân vùng của của phụ. Tại giao diện của Disk Management, tiến hành xoá phân vùng phụ đi bằng cách chọn chuột phải >> Chọn Delete Volume.

    Tiếp đến chọn YES.

    Khi Delete Volume, toàn bộ dữ liệu của phần vùng này sẽ bị xóa vì vậy mà bạn nên sao lưu lại những thứ cần thiết trước khi thực hiện.

    Tiến hành mở rộng cho ổ chính như sau:

    Chọn chuột phải vào ổ chính, nhấn ‘Extend Volume’. Sau đó chọn Next.

    Và trong Extend Volume Wizard tiếp tục nhấn Next.

    Trong giây lát, toàn bộ dung lượng của ổ phụ sẽ được chuyển cho ô chính, nhấn Finish để kết thúc.

    Nếu như gợi ý trên đây không giúp bạn phân vùng ổ cứng trên Windows 11, thì đừng ngần ngại đến ngay Bệnh Viện Điện Thoại Laptop 24h. Kỹ thuật viên nơi đây luôn sẵn sàng hỗ trợ kiểm tra và sửa laptop kịp thời. Hơn nữa, bộ phận tư vấn cũng sẽ trao đổi mọi thông tin thật tận tình khi khách liên hệ trước qua hotline 1900.0213.

    Xem thêm: Máy tính của bạn có thể nâng cấp Windows 11 hay không?

    Bài liên quan

    9 Cách khắc phục iPhone 13 Pro Max bị trắng màn hình HIỆU QUẢ

    Friday, 01/11/2024

    iPhone 13 Pro Max bị trắng màn hình ảnh hưởng tới khả năng hiển thị và trải nghiệm của người dùng táo khuyết. Hãy tham...

    iPhone is Findable là gì? Cách bật, tắt kích hoạt THÀNH CÔNG

    Tuesday, 29/10/2024

    iPhone is Findable là bị gì? Đây là thắc mắc phổ biến của iFan khi gặp tình trạng này. Hãy cùng tham khảo nguyên nhân...

    iPhone 16 lỗi Reset Counter: Nguyên nhân, Cách khắc phục ĐƠN GIẢN

    Monday, 28/10/2024

    iPhone 16 lỗi Reset Counter khiến người dùng khó chịu trong quá trình sử dụng. Hãy xem ngay nguyên nhân và cách khắc...

    Làm sao để bật tính năng ghi âm cuộc gọi Samsung?

    Monday, 28/10/2024

    Bệnh Viện Điện Thoại, Laptop 24h chia sẻ cách để bật tính năng ghi âm cuộc gọi Samsung nhanh chóng.

    Hỗ trợ hỏi đáp 24/7 ( 0 bình luận )

    Đánh giá:

    Xem thêm