Tại sao nên chọn học nghề sửa chữa điện thoại ngay bây giờ?
Xem nhanh
Bạn đang đối mặt với rất nhiều lựa chọn nên học nghề gì và băn khoăn có nên theo đuổi nghề sửa điện thoại hay không? Dù biết học sửa chữa điện thoại sẽ không sợ thất nghiệp nhưng phải chăng ai cũng có thể học được? Nghề này có quá khó không? Hãy cùng Trung Tâm Đào Tạo KTV Điện Thoại Và Laptop 24h tìm hiểu những yếu tố quyết định giúp bạn thấy rằng có nên học sửa điện thoại hay không nhé
Có nên học sửa điện thoại không là câu hỏi khiến nhiều người phân vân vì không biết nghề này học có khó không, cần có điều kiện gì, có đảm bảo sẽ thành công không,... Trong bài viết này, Đào Tạo 24h sẽ phần nào giải đáp các thắc mắc trên cũng như làm rõ những lợi ích của việc học nghề sửa điện thoại.
Lý do nên học sửa điện thoại
Nghề có tiềm năng cao với nhu cầu thị trường lớn
Bạn có biết nghề sửa chữa điện thoại không, nếu chưa thì hãy tìm hiểu ngay nhé Bởi vì điện thoại là thiết bị liên lạc gọi điện, nhắn tin,..., giải khuây chơi game, xem tin tức, xem phim,..., học tập hay làm việc không thể thiếu đối với mỗi người trong thời đại này. Chúng ta không thể phủ nhận sự phổ biến cũng như việc mọi người dựa vào sự hỗ trợ của thiết bị này trong cuộc sống, chính vì vậy nhu cầu sửa chữa các thiết bị này cũng không hề ít, thậm chí ngày càng tăng cao.
Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông thì tính đến tháng 52023 ở Việt Nam hiện có khoảng 123,26 triệu thuê bao di động. Với số lượng điện thoại được sử dụng mỗi ngày như thế này, điều này đồng nghĩa số lượng điện thoại bị hư hại do rơi rớt, vào nước, lỗi phần mềm, dùng lâu,... mỗi ngày cũng sẽ có rất nhiều. Những người có thiết bị hư hỏng đa phần đều có nhu cầu sửa chữa, và số lượng thì không hề ít.
Việc sửa điện thoại sẽ có chi phí thấp hơn so với việc mua mới, do đó, nhiều người lựa chọn việc sửa chữa khi gặp sự cố và giúp nghề sửa chữa điện thoại có nhu cầu ổn định và tiềm năng lớn. Bạn nghĩ sao về việc trở thành một kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại chuyên nghiệp, kiếm tiền và biến nó thành sự nghiệp. Nếu vậy bạn sẽ không cần phải lo lắng chuyện kiếm việc làm nữa, thị trường tại đó, nhu cầu thì lớn và luôn cần những người có tay nghề giỏi.
Không yêu cầu bằng cấp khi học nghề sửa chữa điện thoại
Nhiều người thắc mắc rằng học nghề sửa điện thoại có cần bằng cấp gì không? Câu trả lời là không cần bằng cấp gì cả bạn vẫn có thể học sửa điện thoại nhé Đây là tin vui dành cho những bạn lo lắng việc học nghề này có yêu cầu về học vấn. Thực tế, khi nhập học các trung tâm dạy nghề sẽ không đòi hỏi bằng cấp của bạn, để học nghề về giấy tờ các bạn chỉ cần có CMNDCCCD là đủ.
Trên hết là sau khi hoàn thành chương trình học bạn sẽ được bằng cấp bởi Tổng cục Dạy nghề có giá trị toàn quốc. Đây là tiền đề giúp bạn có thể tìm việc dễ dàng cũng như tự tin mở tiệm riêng nếu muốn. Quan trọng hơn, sửa điện thoại là một nghề có tiềm năng cùng cơ hội để bạn phát triển và kiếm tiền.
Nếu bạn còn chưa biết có nên học sửa điện thoại hay không, nếu học thì bắt đầu từ đâu, lo sợ bản thân không thể hiểu nội dung chương trình,... thì việc đầu tiên là nên chọn một địa chỉ dạy nghề uy tín, nơi có đội ngũ giáo viên giỏi, giáo trình chuyên nghiệp, đầy đủ máy móc thiết bị hỗ trợ thực hành, có lộ trình học tỉ mỉ,... giúp học viên có thể vững kiến thức, chắc tay nghề một cách nhanh chóng.
Thu nhập khi làm nghề sửa điện thoại rất hấp dẫn
Mức thu nhập siêu hấp dẫn mà nghề sửa điện thoại mang lại là một yếu tố sẽ ảnh hưởng đến quyết định có học không của nhiều người. Thu nhập của người làm nghề phần nào cũng phụ thuộc vào tay nghề và kinh nghiệm, mức lương mới vào nghề không cao bằng. Tuy nhiên đây cũng là điều tất nhiên bởi vì người mới chưa có tệp khách hàng riêng, chưa được khách tin tưởng và cũng chưa đủ khả năng xử lý những sự cố phức tạp.
Địa điểm cũng là một yếu tố quan trọng, nếu bạn có thể làm việc ở một trung tâm lớn uy tín thì phần nào cũng đã chứng minh được khả năng của bản thân. Tương tự với việc mở tiệm riêng, chọn vị trí đông dân và ít cạnh tranh cũng quan trọng. Điều này mang đến nhiều cơ hội khách hàng hơn.
Chất lượng dịch vụ cũng là một trong những yếu tố không thể bỏ qua. Nếu bạn có tay nghề lại làm việc có tâm, uy tín, chuyên nghiệp và giá cả hợp lý thì chẳng khó để thu hút được nhiều khách hàng, được họ nhớ tới mỗi khi cần và sẽ giới thiệu cho người khác.
Nhìn chung thì thu nhập của nghề sửa điện thoại không hề thấp, dù mới đi làm cũng có thể nhận lương từ 7 triệu, và sẽ càng cao khi có kinh nghiệm và tệp khách hàng quen. Bên cạnh đó, với những ai chọn mở tiệm thì có thể kinh doanh thêm linhphụ kiện hoặc có dịch vụ sửa chữa tận nơi.
Đối tượng nào sẽ phù hợp để học nghề sửa chữa điện thoại?
Làm sửa chữa điện thoại có phải là một nghề dễ dàng không? Không hề, và bất kỳ nghề nào cũng vậy, với nghề này người học cần phải có đủ kiến thức và kỹ năng để tháo lắp máy, tìm ra sự cố, giao tiếp và tư vấn cho khách, tìm mua linh kiện chất lượng,.... nếu muốn làm nghề.
Rất nhiều người lo ngại việc liệu bản thân có thích hợp tham gia các khóa học sửa điện thoại laptop hay không. Là một nghề nghiệp không yêu cầu bằng cấp đầu vào, thật ra, bất kỳ ai cũng có thể học nghề này. Tuy nhiên dù gì thì đây cũng là một công việc liên quan đến kỹ thuật, cần sự khéo léo, nhanh nhẹn, cẩn thận; Vậy nên đối tượng phù hợp với nghề sửa điện thoại laptop sẽ là:
- Người có niềm yêu thích về công nghệ, muốn tìm hiểu về cách hoạt động của các thiết bị di động như điện thoại, laptop, máy tính bảng,..
- Lính mới xuất ngũ chưa bắt kịp thị trường lao động muốn tìm nghề có thời gian ngắn và không bị thất nghiệp sau khi học xong.
- Người có ý chuyển nghề hoặc muốn học thêm nghề tay trái thấy sự phát triển của công nghệ muốn thử sức với nghề sửa chữa điện thoại laptop để tăng thu nhập.
- Những bạn có hứng thú với việc học nghề hơn việc vào cao đẳng, đại học; hoặc những bạn có hoàn cảnh khó khăn muốn nhanh chóng kiếm tiền phụ giúp gia đình.
- Người có tư duy logic, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề tốt, có thể xử lý mọi tình huống khi sửa chữa từ dễ dàng hay phức tạp.
- Người có tính tỉ mỉ, kiên nhẫn; có thể chịu áp lực cao; có khả năng làm việc độc lập hoặc với nhóm.
- Người có khả năng giao tiếp tốt có thể tư vấn, giải thích những vấn đề mà máy gặp phải và chăm sóc khách hàng.
Nếu đã đáp ứng được ít nhất một trong những điều trên, xin chúc mừng, bạn hoàn toàn phù hợp để học sửa điện thoại laptop. Cơ hội nghề nghiệp đang mở rộng đón chào bạn khám phá, các địa chỉ dạy nghề uy tín như Trung Tâm Đào Tạo KTV Điện Thoại Và Laptop 24h có rất nhiều khóa học thời gian từ 1 - 8 tháng để bạn lựa chọn tùy mục đích học.
Bạn có những yếu tố nào phù hợp để học sửa điện thoại laptop?
Có sự đam mê, niềm yêu thích với công nghệ
Nếu bạn yêu thích thậm chí là có đam mê với công nghệ và các thiết bị di động, thì sửa chữa điện thoạilaptop là một ngả rẽ tuyệt vời. Đây là cơ hội để bạn có thể nắm bắt sự thay đổi cũng như xu hướng công nghệ; được tiếp cận với rất nhiều với các thiết bị như smartphone, laptop, máy tính bảng, đồng hồ thông minh,...; đồng thời, đây cũng là nghề nghiệp mang lại thu nhập hấp dẫn.
Người trẻ tuổi, người muốn chuyển nghề
Những người còn trẻ hay những người muốn chuyển nghề không biết có nên học nghề sửa chữa điện thoại, laptop hay không? Thậm chí là những người muốn học một khóa ngắn hạn để có thể tự sửa các lỗi nhỏ và thay thế linh kiện hỏng cho các thiết bị di động laptop của mình. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí mà cũng là một kỹ năng tuyệt vời trong cuộc sống.
Đặc biệt, trong trường hợp bạn có ước mơ tự xây dựng sự nghiệp, có thể học sửa chữa điện thoại sẽ là lựa chọn khởi đầu tốt. Từ học nghề bạn có thể mở cửa hàng sửa chữa điện thoại và các thiết bị di động, phát triển mạng lưới khách hàng rồi tạo dựng thương hiệu riêng. Bên cạnh sửa chữa thì bạn có thể buôn bán điện thoại, máy tính, linhphụ kiện… khác nữa.
Có sự kiên nhẫn và tính cách điềm đạm
Có tính kiên nhẫn là điều cần thiết nếu muốn làm nghề sửa điện thoại, laptop bởi đôi khi việc sửa chữa có thể sẽ kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Các tình huống kỹ thuật cũng có chỗ phức tập đòi hỏi việc tỉ mẩn tìm kiếm, thử nghiệm với đưa ra được giải pháp. Sự kiên nhẫn, điềm đạm đóng vai trò cân bằng giúp bạn không nản lòng trước những khó khăn và nỗ lực để tìm ra kết quả.