RAM là gì? Có bao nhiêu loại RAM mà bạn cần biết?

10/02/2023 Bảo Tiên

Xem nhanh

    RAM là gì? Có bao nhiêu loại và được hoạt động như thế nào? Tất cả sẽ được trình bày cụ thể hơn trong bài viết dưới đây.

    RAM là gì?

    RAM (Random Access Memory) là một thiết bị phần cứng máy tính (hoặc smartphone, tablet..) cho phép lưu trữ và truy xuất dữ liệu trong thời gian ngắn (bộ nhớ tạm). Việc truy xuất dữ liệu được thực hiện ngẫu nhiên (Random) thay vì tuần tự như trên ổ CD, HHD nên nó sẽ cho ra tốc độ nhanh hơn.

    Dữ liệu lưu trên RAM sẽ được xóa mỗi khi bạn tắt máy hoặc thực hiện lệnh dọn dẹp RAM máy tính. Dung lượng RAM càng lớn thì càng nhiều thông tin được xử lý cùng lúc, từ đó máy tính sẽ chạy nhanh hơn.

    RAM là bộ phận cứng có khả năng truy xuất dữ liệu.

    1. Chức năng của RAM là gì?

    Nói một cách đơn giản, mọi thiết bị đều cần phải có bộ nhớ để hoạt động. Tuy nhiên, ổ cứng (gắn trong, gắn ngoài) giao tiếp với CPU qua cổng IDE.

    Tốc độ sẽ chậm hơn so với cổng kết nối của RAM vốn gắn trực tiếp trên bo mạch chủ. Ngoài ra việc truy xuất với ổ cứng cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn vì nó sử dụng kiểu truy xuất tuần tự (sequential) thay vì ngẫu nhiên (random) như RAM.

    Với kiểu truy xuất tuần tự, cũng giống như bạn xếp hàng vậy. Nếu bạn đang đứng vị trí cuối cùng trong hàng 10 người, thì phải từng người thực hiện xong mới tới lượt người tiếp theo.

    Thì bạn phải mất thời gian của 1 người nhân cho 9 trước khi bạn tới đích. Còn ngẫu nhiên, người quản lý sẽ chọn bất kỳ người nào mà anh ấy muốn trong một hàng dài. Vì vậy thời gian sẽ được rút ngắn hơn nhiều.

    2. RAM có giới hạn nào không?

    RAM có giới hạn của bản thân nó, cũng như là với các thành phần được phối hợp (Maiboard, hệ điều hành 32bit – 64bit). Chính bản thân RAM cũng có giới hạn về dung lượng, tốc độ truy xuất và tuổi thọ nhất định.

    RAM máy tính có giới hạn nhất định

    Bên cạnh đó, mỗi hệ thống lại giới hạn RAM một kiểu. Ví như khi bạn sử dụng Windows nền tảng 32-bit bạn chỉ có thể sử dụng tối đa là 3.4 GB RAM, cho dù dung lượng thanh RAM của bạn là bao nhiêu đi chăng nữa.

    Con số này còn được giới hạn bởi hệ điều hành khi phiên bản Windows Starter chỉ cho phép dùng tối đa 8 GB RAM trong khi bản Ultimate sẽ là 192 GB. Chưa kể mỗi bo mạch chủ khác nhau lại có một giới hạn RAM khác nhau.

    Khi máy tính vừa được khởi động lên, RAM sẽ trống. Tuy nhiên, để khởi động được hệ điều hành thì dữ liệu về nó phải được sao chép lên RAM. Công việc lúc này thuộc về BIOS – phần mềm khởi động đầu tiên trong máy tính.

    BIOS sẽ tìm trong ổ cứng (HDD, SSD, USB,…) dữ liệu về hệ điều hành máy tính, sau đó đưa chúng vào RAM. Sau khi quá trình này hoàn tất, màn hình khởi động của hệ điều hành sẽ xuất hiện.

    Lúc này hệ điều hành sẽ thay thế cho BIOS. Tùy vào thao tác mà người dùng nhập vào, các dữ liệu này sẽ được lưu trữ tạm thời trên RAM. Kế đến RAM sẽ đẩy dần dữ liệu vào cho CPU xử lý.

    Ví dụ, bạn mở một tệp Word và thực hiện chỉnh sửa. Nội dung của tệp sẽ được chuyển từ ổ cứng sang RAM => và RAM sẽ đẩy cho CPU xử lý.

    Lúc này bạn có thể thêm, xóa, sửa bất kỳ nội dung gì. Kết thúc quá trình khi bạn nhấn Lưu file, cũng là lúc RAM sẽ đẩy dữ liệu ngược lại ổ cứng để lưu trữ lâu dài.

    Vâng, và khi có nhiều dữ liệu được lưu vào RAM thì bộ nhớ của nó sẽ cạn dần. Cho tới một giới hạn nhất định nào đó thì một phần bộ nhớ cũ sẽ được xóa đi để thế chỗ cho bộ nhớ mới. 

    Phân loại RAM máy tính

    Tuy nhỏ nhắn nhưng RAM lại có rất nhiều loại nhau, chúng ta có thể nhận biết qua các cách sau.

    1. Phân loại RAM theo hình dạng

    Nhờ vào cách bố trí khe cắm RAM và số điểm tiếp xúc (pin) thì RAM được phân loại thành 3 loại chính như sau.

    • DIMM

    • SO-DIMM

    • SIMM

    DIMM và SIMM là hai loại phổ biến trên máy tính bàn, SO-DIMM được sử dụng trên laptop vì tính nhỏ gọn của nó.

    2. Phân loại RAM theo chức năng

    SRAM (Solid RAM): Có tốc độ truy xuất cực cao, tiết kiệm điện. Tuy nhiên thì dung lượng nhỏ tối đa hiện nay chỉ 64 MB và được sử dụng để làm bộ nhớ tạm thời cho CPU.

    DRAM (Dynamic RAM): Có tốc độ truy xuất thấp hơn khi so với SRAM, kích thước lớn, tốn điện năng hơn. Dung lượng lớn, hiện nay có thể lên tới 1 TB và chính là RAM mà bạn đang sử dụng.

    3. Phân loại RAM theo phiên bản

    Có hai loại RAM chính, nếu phân loại theo phiên bản là SRAM và DDR SDRAM.

    SDRAM được sử dụng phổ biến trước đây. Ngày nay thì khó tìm thấy vì tốc độ xử lý chậm. Nói chung là loại này đã lỗi thời.

    DDR SDRAM hay gọi tắt là DDR RAM là loại RAM được sản xuất và sử dụng thông dụng nhất hiện nay. DDR RAM là sự cải tiến khi mang tới gấp đôi tốc độ truy xuất. Mỗi phiên bản mới của DDR RAM lại cho tốc độ cải tiến vượt trội.

    Các bạn có thể xem bảng so sánh bên dưới để biết rõ hơn về sự khác biệt giữa SDRAM và DDR RAM.

    Chi tiết về cách thức hoạt động của RAM

    Khi máy tính vừa được khởi động lên, RAM sẽ trống. Tuy nhiên, để khởi động được hệ điều hành thì dữ liệu về nó phải được sao chép lên RAM. Công việc lúc này thuộc về BIOS – phần mềm khởi động đầu tiên trong máy tính.

    BIOS sẽ tìm trong ổ cứng (HDD, SSD, USB,…) dữ liệu về hệ điều hành máy tính, sau đó đưa chúng vào RAM. Sau khi quá trình này hoàn tất, màn hình khởi động của hệ điều hành sẽ xuất hiện.

    Lúc này hệ điều hành sẽ thay thế cho BIOS. Tùy vào thao tác mà người dùng nhập vào, các dữ liệu này sẽ được lưu trữ tạm thời trên RAM. Sau đó Ram sẽ đẩy dần dữ liệu vào cho CPU xử lý.

    Ví dụ, bạn mở một tệp Word và thực hiện chỉnh sửa. Nội dung của tệp sẽ được chuyển từ ổ cứng sang RAM => và RAM sẽ đẩy cho CPU xử lý.

    Lúc này bạn có thể thêm, xóa, sửa bất kỳ nội dung gì. Kết thúc quá trình khi bạn nhấn Lưu file, cũng là lúc RAM sẽ đẩy dữ liệu ngược lại ổ cứng để lưu trữ lâu dài.

    Khi bạn lưu file, RAM sẽ đẩy dữ liệu về ổ cứng

    Khi có nhiều dữ liệu được lưu vào RAM thì bộ nhớ của nó sẽ cạn dần. Cho tới một giới hạn nhất định nào đó thì một phần bộ nhớ cũ sẽ được xóa đi để thế chỗ cho bộ nhớ mới.

    Nếu bạn muốn truy cập lại phần nội dung của bộ nhớ cũ, RAM cũng sẽ làm trống và lấy dữ liệu từ ổ cứng vào RAM. Thời gian chờ trong quá trình này gọi là thời gian tải lại phần mềm.

    Dung lượng RAM càng lớn thì dữ liệu được lưu trữ cùng lúc càng nhiều, đồng nghĩa với việc thời gian chờ càng ngắn. Cũng tức là càng nhiều bộ nhớ RAM thì máy tính sẽ càng chạy được đa nhiệm hơn.

    Mách nhỏ cách chọn RAM phù hợp

    Để lựa chọn một thanh RAM phù hợp, bạn có thể dựa trên các tiêu chí sau: Thương hiệu, giá thành, nhu cầu sử dụng và cấu hình máy tính hiện tại.

    Bạn cần lựa chọn RAM theo các tiêu chí nhất định

    • Thương hiệu: Hiện có nhiều thương hiệu RAM nổi tiếng và chất lượng khá tốt như Sandisk, Kingston, Transcend, Samsung,…

    • Nhu cầu sử dụng: Nếu bạn là người dùng cơ bản thì hãy bắt đầu với 4GB RAM. Nhu cầu cao hơn khi xem phim và chơi game online thì nâng lên 8GB. Với người dùng xử lý đồ họa nhiều thì 8 – 16 GB là chấp nhận được nếu có kèm theo card màn hình rời.

    • Giá thành: Tiêu chí này thực sự phụ thuộc vào 2 yếu tố trên, Bạn cần tham khảo kỹ trước khi thực hiện. Có thể từ 550.000 đồng – 20 triệu đồng, RAM có rất nhiều mức giá cho bạn thỏa thích lựa chọn.

    • Cấu hình hiện tại: Một lưu ý nữa là RAM mới mua cũng cần phù hợp với cấu hình máy tính hiện tại của bạn. Nếu mainboard của bạn không hỗ trợ thì không nên mua. Hoặc khi mua thêm RAM để ghép đôi với RAM cũ thì tốt nhất nên mua loại y hết hoặc tối thiểu là giống nhau về tốc độ Bus.

    • Hệ điều hành sử dụng: Tuy nhỏ nhưng bạn cũng cần nên quan tâm, nếu sử dụng Windows 32-bit thì không thể dùng hơn 4GB.

    Bài viết đã làm rõ câu hỏi RAM là gì cũng như cách phân loại thật cụ thể. Nếu bạn có nhu cầu trải nghiệm dịch vụ lắp đặt RAM một cách chuyên nghiệp, hãy thử ghé trực tiếp Bệnh Viện Điện Thoại Laptop 24h. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ trước qua 1900.0213, bộ phận tư vấn luôn sẵn sàng tiếp nhận thông tin của bạn.

    Bài liên quan

    Mẹo khắc phục màn hình iPhone 14 Pro Max bị lỗi và cách khắc phục

    Friday, 29/03/2024

    Màn hình iPhone 14 Pro Max bị lỗi khiến người dùng khó chịu. Hãy cùng Bệnh Viện Điện Thoại Laptop 24h tìm hiểu nguyên...

    Hỗ trợ hỏi đáp 24/7 ( 0 bình luận )

    Đánh giá:

    Xem thêm