Cách sửa lỗi ổ cứng không hiện trong My Computer đơn giản

05/07/2022 admin

Xem nhanh

    Ổ cứng không hiện trong My Computer là một trong những vấn đề ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình lưu trữ dữ liệu cho người dùng. Sau đây là những nguyên nhân cũng như cách khắc phục cụ thể cho vấn đề này.

    Ổ cứng máy tính là gì?

    Ổ cứng máy tính là gì?

    Trên thị trường hiện nay có hai dạng ổ cứng: Hard Disk Drive, viết tắt: HDD hoặc Solid State Drive, viết tắt: SSD. Ổ đĩa máy tính hay còn được gọi là ổ cứng là thiết bị được dùng để lưu trữ dữ liệu của máy tính. Ổ cứng là bộ nhớ không thay đổi và khi mất kết nối thì dữ liệu cũng sẽ không bị mất đi. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, ổ đĩa cứng ngày nay có kích thước mỏng, gọn, nhẹ nhưng dung lượng thì ngày càng tăng lên.

    Ổ cứng là một thành phần quan trọng trong bộ nhớ máy tính. Là không gian lưu trữ dữ liệu, hơn nữa còn liên quan trực tiếp đến những vấn đề quan trọng trong quá trình sử dụng máy tính như: tốc độ khởi động máy, tốc độ chép xuất dữ liệu của máy, độ an toàn của dữ liệu cá nhân để trên máy hay điện năng tiêu thụ và nhiệt độ của CPU. Vây nên, khi chọn mua máy bạn cũng nên để ý đến những thông số kỹ thuật của ổ cứng để phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

    Nguyên nhân ổ cứng không hiện trong My Computer

    Nguyên nhân ổ cứng không hiện trong My Computer

    Ổ cứng dù mới hay cũ, bên trong hay bên ngoài đều có thể đột nhiên không hiển thị trong My Computer. Và việc này cũng sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến dữ liệu mà bạn đã lưu trữ trong đó. Vậy nên những nguyên nhân dưới là những nguyên nhân dễ gặp khi bị lỗi trên.

    • Có thể là do cáp kết nối giữa ổ cứng và máy tính bị hư, đầu kết nối bị nhờn.

    • Do ổ cứng bị cũ, hư hỏng hoặc xung đột  ký tự ổ đĩa.

    • Driver của máy tính của bạn kết nối chưa được hoặc còn bị thiếu trình Driver kết nối USB.

    • Cài đặt BIOS không chính xác. 

    • Máy tính cài đặt chế độ ẩn đối với các ổ USB cắm vào.

    Hơn nữa, một ổ cứng gắn ngoài không phải lúc nào cũng được định dạng hệ thống tệp và sẵn sàng sử dụng, nó sẽ ở trong trạng thái hoàn toàn trống. Lúc này, bạn gắn ổ cứng vào hệ thống máy tính của mình, Windows sẽ chờ đợi bạn quyết định phải làm gì với ổ cứng mà không phải hệ điều hành tự động thực hiện công việc đó.

    Làm thế nào để sửa lỗi ổ cứng không hiện trong My Computer?

    Từ những điều trên, bạn có thể thấy rằng tình trạng ổ cứng không hiện trong My Computer có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số cách khắc phục mà bạn có thể tự sửa tại nhà.

    Khắc phục bằng cách thay thế dây cáp nối mới 

    Thay thế dây cáp nối mới

    Thường thì ổ cứng muốn kết nối được vào laptop phải có đầu dây kết nối cáp với nhau, chính vì thế khi bạn kết nối ổ cứng với máy tính mà không hiện ổ trong My Computer thì chắc chắn đó là một trong những lỗi liên quan đến dây cáp kết nối.

    Kiểm tra ổ cứng bằng phần mềm

    Bạn có thể kiểm tra ổ cứng có bị lỗi hay không bằng cách bước sau:

    Bước 1 : Tải phần mềm kiểm tra ổ cứng như CrystalDiskMark, Hard disk Sentinel,... 

    Bước 2 : Khi tải về, tiến hành cài đặt phần mềm.

    Bước 3 : Tiến hành mở phần mềm lên, nếu bạn thấy có hiện chữ Good (nghĩa là ổ cứng của bạn tốt), hiện chữ Caution, Bad hoặc Gray (đây là dấu hiệu ổ cứng đang bị hư dẫn đến kết nối kém). 

    Cài đặt hiển thị các ổ đĩa bị ẩn 

    Với các hiển thị các ổ đĩa khi máy tính tự làm ẩn các ổ đĩa. Chúng ta thực hiện theo các bước dưới đây.

    Bạn truy cập vào My Computer. Trong giao diện My Computer thì bạn tìm đến góc trên cùng bên trái có từ Organize và kích chọn, sau đó đến Folder and search options.

    Trong giao diện Folder and search options bạn kích chọn View và tìm đến dòng chữ Show hidden Files, Folders and Drivers xong chọn Apply và tiếp tục bấm OK là xong.

    Kiểm tra xung đột ký tự ổ đĩa (Disk Signature)

    Kiểm tra xung đột ổ đĩa

    Nếu bạn không thấy ổ cứng hiển thị trong File Explorer, thì thay đổi ký tự ổ đĩa có thể hữu ích trong trường hợp này. Trong Disk Management, bạn nhấp chuột phải vào ổ đĩa và chọn Change Drive Letter and Paths. Trong giao diện cửa sổ mới, nhấn vào Change và bạn có thể gán ký tự cho ổ đĩa mới và nhấn OK. Nếu như tình trạng này chưa được khắc phục thì bạn có thể thử cách sau. 

    Sử dụng Device Manager và nâng cấp Driver 

    Nâng cấp Driver

    Bạn nhấn tổ hợp phím Windows + X và chọn tab Device Manager. Tại đây bạn tìm đến ổ cứng của bạn, nếu không thấy, hãy tìm ở mục Other Device. 

    Nếu bạn thấy có một dấu chấm than màu vàng ngay bên cạnh ổ cứng của bạn thì đó là dấu hiệu cho thấy ổ cứng thiếu driver. Click chuột phải vào đó rồi chọn Update Driver. Bạn có thể lựa chọn tìm driver trên mạng hoặc là cập nhập driver có sẵn trong máy tính. Theo mình thì bạn nên lên trang internet chính thức của nhà sản xuất bán ổ cứng và tải xuống trình điều khiển phù hợp, nó sẽ tốt hơn cho máy bạn. 

    Sử dụng công cụ Disk Management

    Giả sử là bạn đã lắp đặt ổ cứng đúng cách và không xảy ra lỗi, việc khiến nó xuất hiện trên My Computer là quá trình đơn giản. Để thực hiện, bạn cần sử dụng công cụ quản lý ổ cứng Disk Management. Tuy nhiên, bạn không nên nghịch ngợm trong Disk Management bởi khi bạn thực hiện sai hướng dẫn sẽ xảy ra tình trạng mất hết dữ liệu cá nhân. 

    Bước 1: Tại biểu tượng This PC, bạn nhấp chuột phải và chọn "Manage" sau đó truy cập vào "Disk Management". Hoặc bạn có thể làm cách sau nhấn tổ hợp phím Windows + R để khởi chạy hộp thoại Run. Gõ diskmgmt.msc vào hộp thoại và nhấn OK. 

    Sử dụng công cụ disk management

    Bước 2: Tại đây, bạn sẽ nhìn thấy ổ cứng được máy tính nhận mà không hiển thị vì nó chưa được phân bổ không gian (unallocated space). Ổ cứng cũ của máy tính thường sẽ được gắn nhãn là “Disk 1”, và bạn chỉ cần xác định ổ cứng mới có nhãn tên gì. 

    Bước 3: Trong giao diện, có 4 chỉ số thông tin ở đây cho biết mình đang chọn đúng ổ cứng cần làm việc. Đầu tiên, ổ cứng sẽ được đánh đấu là “unknown” và “Not initialized” ở phía bên trái. Bạn sẽ thấy kích thước ở tên ổ cứng sẽ trùng khớp với kích thước ổ cứng mà bạn vừa mua và sẽ được gắn nhãn là “unallocated”, tức là ổ cứng chưa được định dạng hoặc phân vùng.

    Bước 4: Nhấp chuột phải vào tên của ổ cứng mà Windows gán cho và chọn “Initialize Disk”. Lúc này có hai chuẩn khác nhau cho kiểu phân vùng của ổ cứng Master Boot Record (MBR) hoặc GUID Partition Table (GPT). Tóm lại, trừ khi bạn có lý do cấp bách thì sử dụng MBR, còn không hãy sử dụng GPT vì nó mới hơn, hiệu quả hơn và cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ hơn để chống lại các lỗi thường xảy ra trên ổ cứng.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể thử tạo phân vùng cho ổ cứng để giải quyết vấn đề nói trên theo các bước:

    • Nhấp chuột phải vào This PC > Manage > Disk Management.

    • Nhấp chuột phải vào ổ cứng đang được thông báo là không gian chưa được phân bổ (unallocated space) và chọn "New Simple Volume".

    Tự phân vùng cho ổ cứng

    • Trong cửa sổ New Simple Volume Wizard, nhấp vào "Next" để tiếp tục.

    • Làm theo trình hướng dẫn để chỉ định kích thước ổ cứng, gán ký tự ổ đĩa cho ổ cứng, sau đó định dạng phân vùng.

    Bước 5: Nhấp vào OK, quay lại cửa sổ Disk Management. Ở đây, bạn sẽ thấy rằng ổ cứng đã được gắn nhãn Basic và Online ở bên trái nhưng nội dung vẫn là “unallocated”. Nhấp chuột phải vào vùng có các dải sọc song song với nhau hiển thị không gian ổ cứng chưa được phân bổ. Sau đó, bạn chọn “New Simple Volume”.

    Bước 6: Sau thao tác này sẽ khởi chạy trình New Simple Volume Wizard để thực hiện quá trình thiết lập phân vùng ổ cứng. Bạn sẽ thấy dòng chữ Simple volume size in MB, hãy chọn dung lượng bạn muốn đưa vào ổ cứng. Và theo mặc định, con số này sẽ là toàn bộ dung lượng ổ cứng khả dụng. Sau đó, bạn chọn “Next”.

    New simple volume wizard

    Bước 7: Tại đây bạn có thể chọn một ký tự để gán cho ổ cứng của mình. Sau đó, bạn cần xem thử mình có nên định dạng hệ thống tệp hay không. Nếu bạn đang sử dụng ổ cứng chỉ để lưu trữ ảnh, trò chơi điện tử,... thì không cần phải thay đổi cài đặt và hệ thống tệp NTFS là lựa chọn ổn áp nhất. Cuối cùng, bạn nhấn Next.

    Bước 8: Sau khi quá trình hoàn tất, bạn sẽ thấy ổ cứng mới của mình đã được cấp tên, định dạng và sẵn sàng hoạt động ổn định trong Disk Management.

    Kích hoạt ổ cứng trong BIOS 

    Nếu ổ cứng của bạn bị vô hiệu hóa trong BIOS, hệ điều hành sẽ không thể phát hiện ra và nó sẽ không hiển thị trong My Computer. Vì vậy, hãy kiểm tra xem ổ cứng có bị vô hiệu hóa trong BIOS hay không.

    • Đầu tiên, lưu tất cả dữ liệu và đóng các chương trình đang chạy. Mở ứng dụng Settings bằng cách click vào biểu tượng Settings trên Start menu hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + I.

    • Trên giao diện Settings, bạn click chọn Update & security, click chuột vào Recovery từ khung bên trái cửa sổ.

    • Sau đó, ở khung bên phải cửa sổ, click vào Restart now trong mục Advanced startup. Lúc này máy tính của bạn sẽ khởi động lại.

    Kích hoạt ổ cứng trong BIOS

    • Sau khi máy tính khởi động lại xong, bạn sẽ thấy màn hình Choose an option xuất hiện, tại đây bạn click chọn Troubleshoot.

    • Trên màn hình Troubleshoot > chọn Advanced options để truy cập tùy chọn Advanced Startup Options > chọn UEFI Firmware Settings.

    • Cuối cùng màn hình xuất hiện thông báo Restart to change UEFI firmware settings, click chọn Restart để khởi động lại máy tính của bạn và truy cập cài đặt UEFI firmware. Máy tính sẽ khởi động lại và đưa bạn vào BIOS.

    • Sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím để chọn Integrated Peripherals và nhấn Enter.

    • Tiếp đến chọn USB Controller. Nếu nó bị vô hiệu hóa (disabled), thay đổi tùy chọn thành Enabled.

    • Lưu và thoát BIOS. Sau đó, khởi động lại máy tính và kiểm tra ổ cứng của bạn có được hiển thị hay không.

    Quét virus và vệ sinh 

    Quét virus thường xuyên

    Tất cả các vấn đề của máy tính đều có thể bắt nguồn từ một điều: Máy tính bị nhiễm Virus. Vì vậy, hãy thường xuyên quét Virus. Ngoài ra, việc ổ cứng của bạn sau quá trình sử dụng một thời gian dài cũng có thể dẫn tới việc chất lượng bị kém. Và tình trạng ổ cứng không hiện trong My Computer xảy ra cũng là điều khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, nếu bạn không vệ sinh máy tính thường xuyên sẽ dẫn đến hệ thống chạy không được mượt, bị đơ cũng một phần làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ổ cứng.

    Thay mới ổ cứng

    Nếu máy tính của bạn không nhiễm virus, bạn cũng không hề lắp ổ đĩa nào mới cả. Nhưng vào một ngày đẹp trời, máy tính bạn không thể tìm thấy ổ cứng trong My Computer. Rất có thể đó là do ổ cứng gặp vấn đề. Có thể nó đã bị hỏng, chập mạch, đoản mạch do va đập. Và đây chính là lúc bạn cần thay mới ngay lập tức ổ cứng.

    Bệnh Viện Điện Thoại Laptop 24h - Nơi thay ổ cứng uy tín, chất lượng tại TPHCM

    Bạn cần tìm một nơi hỗ trợ giải quyết tình trạng ổ cứng không hiện trong My Computer chuyên nghiệp? Hãy đến ngay với Bệnh Viện Điện Thoại Laptop 24h để được khắc phục vấn đề nhanh chóng và hiệu quả nhất.

    Nơi sửa chữa uy tín Bệnh Viện Điện Thoại Laptop 24h

    Trung tâm tự hào là nơi sửa chữa uy tín, sở hữu đội ngũ chuyên viên đã có hơn 17 năm kinh nghiệm, kết hợp chủ động đầu tư hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại. Trong trường hợp cần thay ổ cứng mới, linh kiện mà trung tâm sử dụng được cam kết là hàng chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng. 

    Hơn nữa, khách hàng sẽ được xem toàn bộ quá trình kỹ thuật viên tiến hành tháo lắp máy trực tiếp tại chỗ.

    Thời gian sửa chữa lỗi ổ cứng bị hư hỏng chưa đầy 60 phút. Trong khi chờ đợi sửa chữa, quý khách hàng có thể dùng tạm một thiết bị khác từ trung tâm mà không thêm phí phát sinh nào cả. 

    Thời gian bảo hành ổ cứng cho máy tính xách tay lên đến 36 tháng. Nếu linh kiện ổ cứng được thay thế vào máy bạn phát sinh lỗi, trung tâm sẽ hỗ trợ miễn phí 1 đổi 1 trong 7 ngày đầu sử dụng. Hơn thế nữa, khách hàng có thể tin tưởng và cung cấp địa chỉ nếu điều kiện đi lại gặp bất tiện, trung tâm sẵn sàng tiếp nhận máy tận nơi và trao trả sau khi hoàn tất quá trình sửa chữa. 

    Bằng cách đặt lịch trước qua 1900.0213, khách hàng còn có cơ hội nhận được nhiều phần quà tặng hấp dẫn.

    Bài liên quan

    Có nên thay pin dung lượng cao cho iPhone không?

    Saturday, 23/03/2024

    Có nên thay pin dung lượng cao cho iPhone không? Hãy cùng Bệnh Viện Điện Thoại Laptop 24h tìm hiểu chi tiết về ưu,...

    Hỗ trợ hỏi đáp 24/7 ( 0 bình luận )

    Đánh giá:

    Xem thêm