Cách hiện ổ cứng bị ẩn trên máy tính 

02/04/2024 admin

Xem nhanh

    Mỗi khi chúng ta cài đặt lại hệ điều hành Windows hoặc giải nén file Ghost ra thì sẽ thường xảy ra hiện tượng một số ít phân vùng ổ cứng bị biến mất, ẩn đi. Đâu là nguyên nhân khiến tình trạng này xuất hiện? Làm thế nào để hiện ổ cứng bị ẩn trên Windows? Tất cả những điều này sẽ được đề cập trong bài viết sau đây.

    Ổ cứng bị ẩn là gì? 

    ổ cứng bị ẩn là gì

    Ổ cứng bị ẩn có nghĩa à ổ cứng bị Unallocated. Điều này đồng nghĩa với việc ổ cứng không phân vùng, chưa được phân vùng. Thông thường, ổ cứng sẽ được chia làm các vùng lưu trữ theo nhu cầu của người sử dụng. Bình thường ổ cứng máy tính của mỗi người sẽ chia làm 2 vùng là ổ C và D. Ổ C dùng để lưu trữ các phần mềm, thuật toán của hệ điều hành. Còn ổ D sẽ dùng để lưu trữ dữ liệu trong quá trình sử dụng như tài liệu học tập, phim, ảnh…

    Nếu ổ cứng bị Unallocated hay ổ cứng không được phân vùng thì hệ điều hành Windows không thể tìm thấy ổ cứng của bạn trong hệ thống của nó. Khi bạn mở cửa sổ This PC thì sẽ không thấy ổ nào cả. Ổ cứng bị ẩn đi. Thế nên bạn sẽ không thể lưu trữ dữ liệu vào máy tính hay lấy dữ liệu đã lưu từ trước (dữ liệu này lưu từ lúc ổ cứng vẫn bình thường nhé).

    Nguyên nhân ổ cứng không hiện trong My computer 

    nguyên nhân không hiện ổ cứng

    Ổ cứng mới dù mới hay cũ, bên trong hay bên ngoài đều có thể đột nhiên không hiển thị trong File Explorer hoặc Disk Management. Ổ cứng không hiển thị cũng khá đáng sợ vì bạn không có quyền tiếp tục truy cập vào các tệp của mình. Vấn đề này có thể đến từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Chẳng hạn như một ai đó ngồi vào máy tính của bạn và thực hiện thao tác làm ẩn ổ đĩa hoặc sau khi bạn cài Windows, bung file ghost thì bị mất ổ đĩa. 

    Tuy rằng việc truy cập vào Windows vẫn bình thường nhưng các dữ liệu lưu trữ trong các ổ không thể đọc, xem và lấy ra được. Lúc này, công việc tiếp theo của bạn chính là phải khôi phục ổ đĩa bị mất để sử dụng. Với trường hợp này, không quá khó nhưng cũng không đơn giản nếu như bạn không am hiểu về máy tính.

    Tìm hiểu dịch vụ thay màn hình iphone 13 mini giá bao nhiêu tại Bệnh Viện Điện Thoại 24h

    Có 8 cách hiện ổ cứng bị ẩn trên máy tính

    Máy tính của bạn cần một ổ cứng để lưu trữ những thông tin tệp, cục bộ, cài đặt phần mềm (bao gồm cả Windows) và nhiều thứ quan trọng khác cho phép bạn sử dụng để làm việc hoặc giải trí. Khi máy tính không hiển thị ổ cứng của bạn, đã đến lúc sửa lỗi để tiếp tục sử dụng hệ điều hành.

    Lưu ý: Trong trường hợp ổ đĩa D bị ẩn, bạn vẫn có thể truy cập và sử dụng Windows như bình thường nhưng không thể duyệt hay lấy dữ liệu ra được. Hoặc khi bạn cài Windows mà xóa ổ đĩa hoặc ghost chọn nhầm ổ đĩa thì không làm theo cách này được.

    Cách 1: Khởi động lại máy tính 

    cách tìm ổ cứng trên máy tính

    Nghe cách đầu tên có vẻ hơi ngớ ngẩn nhưng bạn không nên bỏ qua nó bởi trong quá trình sử dụng không thể tránh khỏi máy tính hoạt động sai cách. Điều này dẫn đến việc ổ cứng không thể phân vùng được khi bạn mở máy lên, bạn chỉ cần khởi động lại máy và rất có thể tình trạng này không còn xuất hiện nữa. 

    Để chắc chắn, bạn có thể tắt máy bằng lệnh Shutdown, đợi khoảng vài phút và khởi động lại máy. Nếu cách này không hiệu quả vậy thì hãy xem xét những cách dưới đây.

    Cách 2: Dùng công cụ Run để hiện lại ổ cứng bị ẩn 

    Ngay lúc đầu ổ cứng của mình có 3 phân vùng (partitions), nhưng sau khi cài hệ điều hành Win 7 xong bị mất đi một ổ đĩa quan trọng hoặc ổ đĩa đó không hiện và chỉ còn 2 ổ đĩa. Mặc dù khi cài mình không hề xóa ổ đó đi. 

    cách hiện ổ đĩa bị an trong win 10

    • Để hiển thị lại ổ cứng đầu tiên cần tránh những lỗi phát sinh có thể xảy ra trong quá trình thực hiện, bạn cần phải rút hết các thiết bị ngoại vi ra khỏi máy tính như USB hay ổ cứng di động và thẻ nhớ.

    • Trên giao diện Windows thì các bạn ấn vào tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run và gõ lệnh diskmgmt.msc rồi ấn vào OK hoặc Enter.

    • Một cửa sổ mới hiện lên, tại đây bạn sẽ thấy danh sách những ổ cứng và phân vùng trên máy tính. Sẽ có hai ổ cứng là Disk 0, Disk 1 và các phân vùng là những ô màu xanh da trời nhưng đôi khi cũng sẽ xuất hiện những ô màu đen nữa. Thông thường thì mỗi máy tính chỉ có một cổng Disk 0, các thao tác với máy tính có một hay nhiều ổ cứng đi nữa cũng đều giống nhau.

    • Tiếp theo bạn hãy tìm đến danh sách những phân vùng nào có chữ Healthy trên các Primary Partition và ổ đĩa đó không có ký hiệu ổ đĩa dạng (C:) (D:) thì bạn hãy nhấn chuột phải vào đó và chọn mục Change Drive Letter and Paths. Lưu ý, các bạn chỉ nên thực hiện thao tác với phân vùng có dung lượng lớn hơn 1GB thôi nhé.

    • ổ đĩa bị ẩn

    • Một cửa sổ mới hiện ra các bạn chọn vào Add

    • Tiếp đó các bạn chọn Ok, có thể tùy chỉnh ký tự ổ đĩa nến muốn 

    • Cuối cùng, bạn quay trở lại My Computer bằng cách sử dụng tổ hợp phím Windows+E sẽ thấy ổ đĩa cứng bị ẩn đã được khôi phục và tất cả các file ở trong đó đều không bị mất. 

    Cách 3: Sử dụng Disk Management 

    sử dụng disk management

    Đây là một cách làm đơn giản. Nó có thể giúp bạn quản lý và phân vùng ổ cứng. Bạn sẽ nhanh chóng tìm thấy ổ cứng trong This PC ngay lập tức.

    •  Ấn tổ hợp phím Windows + X

    • Click Disk Management, bạn sẽ nhìn thấy ổ cứng được máy tính nhận mà không hiển thị vì nó chưa được phân bổ không gian (unallocated space). Thực hiện các bước tiếp theo để sửa lỗi

    • Nhấp chuột phải vào ổ cứng mà bạn thấy chưa hiển thị trên File Explorer của bạn, chọn “Initialize Disk”

    • Trong hộp thoại mới, chọn ổ cứng và chọn phân vùng MBR hoặc GPT. 

    Ngoài ra, bạn cũng có thể thử tạo phân vùng cho ổ cứng để giải quyết vấn đề nói trên theo các bước:

    • Nhấn chuột phải vào This PC, chọn Manage > Disk Management

    • Khi cửa sổ mở ra, bạn click chuột phải vào ổ cứng bị Unallocated, sau đó chọn New Simple Volume

    • Trong cửa sổ New Simple Volume Wizard, nhấp vào Next

    • Sau đó, bạn hãy chọn kích thước của ổ cứng mới và gán ký tự ổ đĩa cho ổ cứng, sau đó định dạng phân vùng.

    Cách 4: Chạy CHKDSK 

    chạy tệp lệnh CHKDSK

    Đây chắc chắn là một cách hữu hiệu để bạn phân vùng ở ổ đĩa cứng làm hiện ổ cứng bị ẩn.

    • Nhấn tổ hợp phím Windows + R

    • Lúc này, một cửa sổ sẽ hiện ra, bạn gõ cmd và ấn Enter.

    • Một cửa sổ khác sẽ xuất hiện, bạn nhập lệnh “chkdsk f:/ f/ r/ x”

    Trong đó: 

    • f là ký tự ổ cứng mà bạn muốn phân vùng

    • / f là sửa lỗi được tìm thấy trong phân vùng/ ổ cứng đã chọn

    • / r là định vị các bad sector trên ổ cứng đã chọn và khôi phục dữ liệu có thể đọc được

    • / x buộc ổ đĩa đã chọn phải gỡ xuống trước khi quá trình bắt đầu.

    Cách 5: Chọn Options trong This PC 

    cập nhập lại driver ổ cứng

    • Đầu tiên các bạn truy cập vào File Explorer ở trên Windows rồi sau đó click vào tab View trên thanh công cụ, nhấn chọn vào Options ở cuối danh sách.

    • Trong giao diện Folder Options xuất hiện, tại Open File Explorer thì các bạn nhấp vào và chọn This PC, sau đó nhấp vào Apply và OK để lưu lại thay đổi.

    • Tắt giao diện cửa sổ Quick Access rồi truy cập lại This PC bằng cách ấn tổ hợp phím Windows + X hoặc mở File Explorer. Danh sách các ổ đĩa sẽ hiển thị đầy đủ ngay sau đó. Quá hay phải không nào.

    Cách 6: Cập nhập lại Driver ổ cứng 

    Đa số, các trường hợp ác trường hợp ổ cứng không phân vùng là do gặp vấn đề ở Driver.

    Thế nên, bạn chỉ cần cập nhật lại Driver (đôi khi là cài lại Win, nhưng chúng ta hãy cứ thử cách đơn giản hơn) là có thể xử lý dứt điểm tình trạng không thể phân vùng ổ cứng rồi.

    • Nhấn tổ hợp phím Windows + X, chọn Device Manager, hoặc bạn gõ Device Manager trong thanh tìm kiếm

    • Xác định vị trí ổ cứng mà bạn đang gặp vấn đề, nhấn chuột phải rồi chọn Uninstall Device.

    • Lúc này một cửa sổ xác nhận sẽ hiện lên, bạn tiếp tục nhấn vào Uninstall

    • Click chuột phải vào ổ cứng đang có vấn đề chọn Scan for hardware changes. Như vậy là bạn đã cập nhập được driver ổ cứng. 10

    Cách 7: Quét virus và vệ sinh 

    quét virus trên máy

    Tất cả các vấn đề của máy tính đều có thể bắt nguồn từ một điều: Máy tính nhiễm Virus. Vì vậy, hãy thường xuyên quét Virus. Ngoài ra, việc ổ cứng của bạn qua quá trình sử dụng một thời gian dài cũng có thể dẫn tới việc chất lượng bị kém. Và tình trạng bị ẩn ổ cứng xảy ra cũng là điều khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, nếu bạn không đi vệ sinh máy tính thường xuyên sẽ dẫn đến hệ thống chạy không được mượt, bị đơ, chạy chậm cũng một phần làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ổ cứng. 

    Cách 8: Thay mới ổ cứng SSD 

    thay mới ổ cưng ssd

    Nếu máy tính của bạn không nhiễm virus, bạn cũng không hề lắp mới SSD. Vào một ngày đẹp trời, máy tính bạn không thể tìm thấy ổ C, ổ D quen thuộc. Rất có thể đó là do ổ cứng gặp vấn đề. Có thể nó đã bị hỏng, chập mạch, đoản mạch do va đập. Và đây chính là lúc bạn cần thay mới ngay lập tức ổ cứng SSD.

    Bạn có thể áp dụng những cách hiện ổ cứng bị ẩn dưới đây một cách đơn giản, nhanh chóng và không lo bị mất dữ liệu. Nếu có nhu cầu trải nghiệm cách thức chăm sóc máy tính chuyên nghiệp hơn, bạn có thể tìm đến Bệnh Viện Điện Thoại Laptop 24h. Trung tâm tự hào là nơi sửa chữa uy tín, sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên đã có hơn 17 năm kinh nghiệm với hệ thống máy móc hiện đại. Bằng cách đặt lịch trước qua 1900.0213, khách hàng còn có cơ hội nhận kèm quà tặng hấp dẫn.

    Bài liên quan

    Cách xóa người trong ảnh trên iPhone không cần app CỰC DỄ

    Wednesday, 17/04/2024

    Cách xóa người trong ảnh trên iPhone không cần app sao cho bức ảnh còn tối ưu. Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

    Tìm hiểu và cách chỉnh độ sáng màn hình iPhone 15 Pro Max

    Wednesday, 17/04/2024

    Tại sao độ sáng màn hình iPhone 15 Pro Max lại tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông số nhé!

    Cách khóa Facebook và mở lại NHANH CHÓNG an toàn

    Monday, 15/04/2024

    Cách khóa Facebook có thể thực hiện trên cả điện thoại và máy tính miễn là bạn nhớ mật khẩu đăng nhập. Xem ngay hướng...

    Kích thước màn hình iPhone 14 Pro Max bao nhiêu inch và cm?

    Saturday, 13/04/2024

    Kích thước màn hình iPhone 14 Pro Max là lớn nhất trong dòng 14 Series, rất phù hợp với các game thủ hoặc người thích...

    Hỗ trợ hỏi đáp 24/7 ( 0 bình luận )

    Đánh giá:

    Xem thêm