Cách khắc phục khi cài Windows 10 bằng USB không nhận ổ cứng
Xem nhanh
Dù nó không phải là một thủ thuật phức tạp nhưng cài Win cũng không hẳn là một thao tác dễ dàng nếu không phải là tín đồ công nghệ thực thụ.Trong quá trình cài đặt, sẽ có một số lỗi xuất hiện bất chợt và cản trở thao tác của bạn chẳng hạn như tình trạng máy bị đơ, chạy chậm, xuất hiện lỗi driver âm thanh, hay nghiêm trọng hơn máy tính báo lỗi không tìm thấy ổ cứng và phân vùng chọn lựa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về nguyên nhân gây ra lỗi cài Win 10 bằng USB không nhận ổ cứng cũng như cách khắc phục hiệu quả.
Lỗi không tìm thấy ổ cứng là gì?
Trong quá trình cài đặt Windows sẽ có một bước cho bạn thấy danh sách toàn bộ các ổ cứng và phân vùng đang có trên máy tính, lúc này bạn có thể chọn một trong các ổ cứng đó để làm nơi tải hệ điều hành. Dấu hiệu của cài win không nhận ổ cứng là trong quá trình cài đặt, ở bước chọn ổ cứng thì chỉ có một hộp thoại trống trơn cùng thông báo “ No drivers were found. Click load driver to provide a mass storage driver for installation.” Khi bạn không thấy danh sách nào thì sẽ không chọn được ổ cứng và cũng không thể tiếp tục cài Windows được. Lỗi này này thường xảy ra trên các máy tính tính lắp ổ cứng NVME hoặc khi cài đặt Windows quá cũ không được mainboard hỗ trợ, hoặc một số máy mới hiện nay cần driver SATA mới hơn. Và với mỗi một dạng lỗi sẽ có những cách sửa khác nhau nên mình sẽ đưa ra một số lỗi thường gặp để bạn nhận biết:
Lỗi Load driver thiếu Driver USB 3.0
Lỗi này thường xảy ra với máy tính cài đặt Win 7 sử dụng mainboard đời mới ( như Skylake), khi mà bộ Win 7 không hỗ trợ driver USB 3.0. Nguyên nhân có thể do tạo USB từ file ISO bằng Rufus, Windows Creation Tools,...Nếu máy tính có cổng USB 2.0 thì cắm lại USB để cài đặt lại Win. Hoặc cài đặt Win bằng Mini Windows rồi tải driver USB 3.0 theo link dưới đây. https://maga.nz/#F!AQAXjYZb!r0R3V0EF9D0MqHcvqxGwhA
Lỗi nhấn Next khi cài Win
Lỗi này có thể do phân vùng ổ cứng đang dùng có định dạng MBR, nhưng trong quá trình cài đặt chọn phân vùng đó không phải phân vùng Primary. Trong giao diện chúng ta ấn Show details để xem chi tiết lỗi. Nếu lỗi này do file ISO trên USB thì copy vào ổ cứng trước khi mount để sửa đổi, sau đó nhấn vào file exe để cài đặt Win. Nếu do vùng khởi động Windows đã cũ thì cần phải xóa hết các phân vùng 500MB, sẽ có các phân vùng để xóa gồm Recovery, System, MSR, ổ C, ổ dữ liệu.
Kết quả còn lại là những ổ chứa dữ liệu với phân vùng Unallocated. Nhấn vào phân vùng này rồi nhấn Next để cài đặt.
Lỗi cài Window Cannot Be Installed to a Disk
Nhóm lỗi thông báo Windows Cannot Be Installed to a Disk có rất nhiều kiểu báo lỗi khác nhau, như GPT Partition Style, MBR partition table, not Support Booting to This Disk,… Mỗi một dạng lỗi sẽ có những cách sửa khác nhau.
Lỗi thông báo Windows Cannot Copy File Required
Lỗi này là do bộ cài Windows mà bạn sử dụng bị lỗi, do đã qua chỉnh sửa hoặc do quá trình đóng bị lỗi. Có thể check lại mã MD5 và SHA1 để kiểm tra tính toàn vẹn của tập tin.
Lỗi không xóa được phân vùng cũ
Nếu quá trình thực hiện cần phải xóa phân vùng cũ để sửa một số lỗi bên trên mà không xóa được, thì người dùng buộc phải khởi động lại máy tính. Nếu vẫn chưa xóa được thì cài đặt phần mềm Partition Wizard.
Lỗi cài đặt Windows với mã 0x80300024
Khi hiển thị mã lỗi này thì cách khắc phục duy nhất là cập nhập bản BIOS mới nhất cho máy tính. Một số trường hợp cài đặt bản Win 10 mới mà treo máy thì đều hiển thị mã lỗi này.
Nguyên nhân nào dẫn đến lỗi cài Win 10 bằng USB không nhận ổ cứng
Không thấy ổ cứng khi cài Win khiến nhiều người hoang mang không biết phải làm sao để tiếp tục quá trình cài lại Win của mình. Để biết cách khắc phục trước tiên bạn cần nắm rõ các “ thủ phạm” ẩn nấp sau tình trạng này.
-
Mainboard mới:
Để đọc ổ cứng, Windows phải có trình điều khiển lưu trữ (controller drivers). Vấn đề là do bo mạch chủ quá cũ khiến cho Windows không tải được controller drivers, do đó trường hợp này BIOS vẫn có thể nhìn thấy ổ cứng nhưng khi cài Win thì không.
-
Định dạng File:
Một lý do phổ biến khác là do định dạng ổ cứng. Lỗi này thường xảy ra khi máy tính lắp ổ cứng NVME trong khi Windows thường đọc định dạng NTFS, vì cậy nếu ổ cứng của bạn hoàn toàn mới chưa được định dạng hoặc đã được sử dụng trước đó trong Mac hoặc Linux với một định dạng khác thì có thể Windows sẽ không đọc được.
-
Giao diện khác nhau:
Bo mạch chủ và ổ cứng cũng kết nối với nhau theo các cách khác nhau, Các cách liên kết thường gặp là EFI/ UEFI, SATA/IDE, SATA/IDE, SATA/ATA, SATA/AHCI SATA/RAID. Sử dụng sai phương thức kết nối có thể dẫn đến xung đột, do đó ổ cứng của bạn sẽ không được BIOS và Windows phát hiện.
Hướng dẫn khắc phục tình trạng cài Win 10 không nhận ổ cứng
Dưới đây là cách bạn có thể giải quyết vấn đề này nếu BIOS của bạn không thể phát hiện ra ổ đĩa cứng.
Lưu ý là cách này sẽ xóa toàn bộ mọi thứ có trong ổ cứng của bạn nên bạn cần chắc chắn rằng bạn không cần dữ liệu trong ổ cứng. Với những dữ liệu quan trọng bạn nên lưu trữ các dữ liệu sang máy tính khác để giảm rủi ro trong quá trình cài Windows bạn thao tác xóa nhầm ổ đĩa dẫn tới mất dữ liệu quan trọng.
Định dạng/ Dọn dẹp ổ cứng bằng Diskpart
Nếu bạn vẫn thấy ổ cứng xuất hiện trong BIOS thì cách này có thể giúp bạn khắc phục vấn đề một cách nhanh chóng. Các bước thực hiện:
-
Cắm USB hoặc đĩa cài Win vào máy và ấn khởi động
-
Nhấn F12 để hiển thị các tùy chọn Boot ( Một số máy tính khác nhau có thể có tùy chọn khác nhau), sau đó chọn USB hoặc DVD/RW tùy theo bạn đang cài Windows bằng USB hay DVD.
-
Một màn hình sẽ xuất hiện yêu cầu bạn nhấn bất kỳ phím nào để khởi động từ DVD/RW hoặc USB. Nhấn phím bất kỳ để khởi động thiết lập Windows.
-
Khi màn hình chào mừng xuất hiện trên Windows Setup. Nhấn “Shift +F10”, sẽ hiển thị command prompt ( tương tự như language > Repair > Command Prompt)
-
Gõ “diskpart” và ấn Enter. Gõ “ list disk” và ấn Enter. Hy vọng rằng bạn có thể nhìn thấy ổ đĩa của bạn trong danh sách này. Tiếp theo gõ “ select disk X” ( trong đó X là số xác định ổ đĩa của bạn) và nhấn Enter. Nhập “ clean” và ấn Enter, ổ sẽ được đưa về định dạng MBR. Điều này sẽ làm bạn mất tất cả các dữ liệu trên ổ cứng.
Ngoài ra, bạn có thể tháo ổ cứng, gắn nó vào máy một máy khác đã có Windows và tiến hành format với định dạng NTFS. Sau đó gắn lại máy tính và tiến hành cài Win.
Tải controller drivers từ USB vào cài đặt Windows
Nếu DriverSATA của bạn ra đời sau phiên bản Window 7 thì phương pháp này sẽ nạp trình điều khiển bị thiếu để phát hiện ổ cứng của bạn.
Trước hết bạn cần một máy tính khác để tải controller drivers từ trang web chính của nhà sản xuất bo mạch chủ của dòng máy bạn (bạn có thể tham khảo Kingston technology) hoặc từ trang web của nhà sản xuất PC.
-
Giải nén tệp zip vào ổ USB (nếu tệp dạng .exe, thêm tệp .zip ở cuối và giải nén vào USB của bạn). Cho đĩa cài đặt Windows và USB vào máy tính tiến hành cài đặt như bình thường.
-
Đến đây, bạn chọn Custom(advanced), Windows sẽ hỏi nơi bạn muốn cài đặt hệ điều hành nhưng sẽ không có bất cứ ổ đĩa nào trong danh sách hiện ra. Nhấn vào “ load driver” ở dưới cùng bên trái của cửa sổ.
-
Nếu bạn nhận được một hộp thoại yêu cầu bạn cắm thiết bị với các Driver của bạn. Nhấp vào “OK” ( hoặc nhấn “ Cancel”, sau đó Browse để tự tìm kiếm các Driver. Nếu cần thiết, đóng cảnh báo về không có Driver thích hợp và bỏ chọn hộp “ Hike driver”)
-
Tìm đến chính xác USB mà bạn đã copy sẵn controller drivers. Khi “ Driver” đực tìm thấy, bạn sẽ được nhắc chọn “ Controller” từ danh sách, chắc chắn rằng nó đã được chọn và nhấn “ Next”.
Tải về driver SATA
-
Để khắc phục vấn đề này thì cần phải tải driver SATA dạng *.inf theo đường link dưới đây rồi sao chép vô USB hoặc ổ cứng cài Win.
Link tải: https://downloadcenter.intel.com/product/55005/Intel-Rapid-Storage-Technology-Intel-RST-
-
Driver tải về sẽ có 2 phiên bản là 32bit và 64bit, bạn nhớ lựa chọn phiên bản tương thích với máy tính của mình nhé. Để có được file dạng *.inf bạn cần sẽ giải nén thư mục tải về.
-
Trong quá trình cài, khi gặp phải lỗi không hiện ổ cứng, bạn sẽ gặp phải cửa sổ. Lúc này, bạn chỉ cần lựa chọn Load Driver, Cửa sổ mới hiện lên thì bạn chọn Cancel để bỏ qua.
-
Tiếp theo bạn chọn Browse, chọn thư mục chứa Driver SATA đã tải về ở bên trên và nhấn OK ở 2 cửa sổ hiện lên tiếp theo.
-
Ở bước này, bạn nhấn dấu tick vào mục Hide driver that are not compatible with hardware on this computer => next. ở bước cuối cùng, bạn chọn Driver SATA tương thích với máy tính của mình rồi ấn OK là xong. Lúc này, cửa sổ giống như bước trên sẽ hiển thị, nhưng các ổ cứng đã hiện lại bình thường, giúp bạn có thể tiếp tục quá trình cài Win 10 như bình thường.
Reset BIOS
Nếu bạn thay đổi cấu hình Controller do bất kỳ một bản cập nhập nào. Bạn có thể thử Reset BIOS. Tắt máy tính của bạn và khởi động lại nó. Nhấn F2 hoặc F10 để khởi động vào BIOS đi đến tab “ exit” và chọn “ Restore Defaults”, chọn ;yes” trong thông báo cảnh báo và thoát sau khi lưu thay đổi.
Sử dụng một cổng SATA khác
Nếu bạn đang sử dụng một máy tính để bàn, hãy thử sử dụng một cổng SATA khác và xem liệu nó có trợ giúp hay không. Đôi khi chúng có hai Controller khác nhau.
Cài Win 10 bằng USB không nhận ổ cứng có thể làm bạn cảm thấy hoang mang khi gặp phải. Tuy nhiên, khi đã nắm rõ cách khắc phục tình trạng này, bạn sẽ cảm thấy đây không phải sự cố gì nghiêm trọng nên có thể xử lý được dễ dàng.
Nếu bạn đã thử qua những cách nêu trên mà máy tính của bạn vẫn gặp trục trặc, rất có thể là do ổ cứng của bạn đã bị hỏng sau va đập hoặc do nhiễm ẩm. Hãy đến với Bệnh Viện Điện Thoại Laptop 24h, đội ngũ kỹ thuật viên sẽ hỗ trợ kiểm tra và sửa chữa cho bạn kịp thời.
Bài liên quan
Friday, 01/11/2024
iPhone 13 Pro Max bị trắng màn hình ảnh hưởng tới khả năng hiển thị và trải nghiệm của người dùng táo khuyết. Hãy tham...
Tuesday, 29/10/2024
iPhone is Findable là bị gì? Đây là thắc mắc phổ biến của iFan khi gặp tình trạng này. Hãy cùng tham khảo nguyên nhân...
Monday, 28/10/2024
iPhone 16 lỗi Reset Counter khiến người dùng khó chịu trong quá trình sử dụng. Hãy xem ngay nguyên nhân và cách khắc...
Monday, 28/10/2024
Bệnh Viện Điện Thoại, Laptop 24h chia sẻ cách để bật tính năng ghi âm cuộc gọi Samsung nhanh chóng.
Hỗ trợ hỏi đáp 24/7 ( 0 bình luận )
Xem thêm
Thu gọn